Posted by : Ashley Nguyen Sunday, August 18, 2013

Philip Jones Griffiths là người sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Ông đã ghi lại những bước chuyển mình của xã hội Việt Nam từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.
Những khoảnh khắc ghi lại những bức ảnh này là thời điểm nền kinh tế đã tiến hành cải cách được 2 năm, diện mạo kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, từ kinh tế tự cung tự cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước...

Giám đốc thực phẩm quận Tân Bình bà Lê Thị Thu Nguyệt đang khoe sản phẩm bán chạy của công ty là bún tàu (một loại miến). Bún tàu là mặt hàng bán chạy nhất do cơ sở của bà sản Xuất, loại bên tay trái bà cầm là loại dành để xuất khẩu

Giám đốc GINIMEX Nguyễn Văn Hàm (đứng) đang phát biểu trong một cuộc họp của công ty. GINIMEX là công ty xuất khẩu thủy hải sản, cafe và hương liệu cho Hongkong, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan. Cổ đông của công ty được trả lãi suất 10% mỗi tháng trên số vốn đầu tư của mình.

Các sản phẩm nhập ngoại đã xuất hiện trong các gia đình người Việt ngày một nhiều hơn. Ông Huỳnh Văn Tòng bên chiếc đài SHARP của Nhật Bản, chiếc đài là phần thưởng của ông do thành tích lao động tích cực.

Công ty Cơ Khí Đồng Tâm có khả năng sản xuất đến 40 loại phụ kiện khác nhau của các thiết bị nông nghiệp. Được thành lập năm 1976 với 22 lao động, vốn đầu tư 100 đồng. Đội ngũ quản lý gồm có 7 thành viên

Ông Nguyễn Văn Mười Hai, giám đốc công ty nhà máy nước hoa Thanh Hương cùng các nhân viên hào hứng kheo các sản phẩm của mình. Sản phẩm bán chạy nhất của công ty là nước hoa có tên Charlie

Một công nhân đang nằm ngủ trên các bao gạo. Sau đổi mới Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn từ năm 1989

Vẻ mặt phấn khởi của các công nhân bốc gác tại một nhà kho chịu trách nhiệm phân phối gạo trong TP HCM.

Ông Nguyễn Văn Thành, phó giám đốc nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1 cầm trên tay một con tôm càng dài 30cm. Đây là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhà máy, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác nước ngoài.

Ông Lê Công Thân, giám đốc nhà máy sản xuất đèn pin MESCO (TP HCM) cầm trên tay chiếc đèn pin bóp tay, một sản phẩm của nhà máy. Ông bày tỏ sự tự hào vì sản phẩm của mình bán khá chạy tại Cuba và một số nước khác, nơi pin là một mặt hàng khan hiếm. Nhà máy của ông là một cơ sở sản xuất kinh doanh điển hình tiên tiến, từng được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm.

Khung cảnh trong phân xưởng của nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1, nơi chế biển các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân. Vào năm 1987, nhà máy đã bán được 2.400 tấn cá cho Nhật Bản và Australia, tổng giá trị 21 triệu USD.

Công nhân đang làm việc tại nhà máy dệt may, ngành may mặc được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thời kỳ đổi mới.

Ông Nguyễn Văn Gòn, giám đốc một nhà máy sản xuất mỳ xuất khẩu của nhà nước đóng tại quân Tân Bình, TP HCM, đang cầm trên tay một số sản phẩm được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Khoảng 1 tấn rưỡi mỳ được chuẩn bị từ đêm và phơi trong khoảng 4 tiếng ban ngày vào mùa khô.

Sự đa dạng về hàng hóa bắt đầu xuất hiện nhiều loại quạt của nhiều hãng nhiều nước khác nhau thế độc tôn của quạt tai voi và con cóc không còn nữa

Thực phẩm ngoại đã được nhập khẩu rất nhiều.

Một nhóm người buôn bán đang đếm đống tiền lẻ của mình. Tốc độ lạm phát tăng phi mã thời bắt đầu đổi mới


Cảng Sài Gòn hoạt động tấp lập khi bình minh mới lên
Bài viết do bạn Ashley Nguyen sưu tầm: Bạn hiện đang là nhân viên của công ty Vietnam Open Tour, hiện đang cung cấp các tour du lịch an toàn giá cả cực kỳ hấp dẫn nếu bạn quan tâm các bạn có thể xem một số tour sau đây:
THAM QUAN SAPATHAM QUAN HA NOITHAM QUAN TAM COCTHAM QUAN CAT BATHAM QUAN NINH BINHTHAM QUAN MOC CHAUTHAM QUAN CHUA HUONGNINH BINH 1 NGAYTHAM QUAN HA LONGDU LỊCH HÀ NỘICHUA HƯƠNG 1 NGAYTOUR MIEN BACTAM COC 1 NGAY

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Ảnh độc đáo, bộ sưu tập những bức ảnh độc đáo hiếm có - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -